image banner

GIỚI THIỆU CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ

 

I. CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝ TỈNH

1.Vị trí, chức năng

- Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Sơn La là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có chức năng tiếp nhận, quản lý, tư vấn tâm lý xác định tình trạng nghiện, hỗ trợ điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy; tổ chức thực hiện khám và điều trị việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy.

- Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng trụ sở riêng; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.Nhiệm vụ, quyền hạn

- Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc, xác định tình trạng nghiện, hỗ trợ cắt cơn giải độc, tổ chức điều trị, phục hồi sức khỏe cho người nghiện ma túy.

- Tổ chức quản lý, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS; Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, phòng, chống HIV/AIDS và triển khai các biện pháp dự phòng lây các bệnh truyền nhiễm và phòng chống HIV/AIDS tại Cơ sở.

- Tổ chức tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện; tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

-Tổ chức dạy văn hóa, xóa mù; giáo dục phục hồi hành vi nhân cách, nâng cao hiểu biết, trình độ học vấn; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thế thao đế thay đối nhận thức, hành vi đảm bảo điều kiện tái hòa nhập công đồng.

 -Tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật; hướng nghiệp, hỗ trợ về vốn, tạo việc làm, tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng;

- Tổ chức tư vấn hướng dẫn cho gia đình người nghiện ma túy về điều trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục tại gia đình và cộng đồng.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường tại Cơ sở và địa bàn nơi đứng chân của đơn vị; lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường với các chương trình, kế hoạch và hoạt động của Cơ sở.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự tại Cơ sở.

- Nghiên cứu thực nghiệm mô hình cai nghiện, cắt cơn, chữa trị phục hồi; phương pháp về quy trình điều trị nghiện, giáo dục, dạy nghề và lao động trị liệu.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác các tổ chức đoàn thể, các phòng chuyên môn thuộc Cơ sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

- Quản lý tài chính, tài sản của Cơ sở cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

- Thực hiện các thông tin báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội giao theo quy định của pháp luật.

II. TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH

1. Vị trí, chức năng.

Trung tâm Dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định hiện hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh về dịch vụ việc làm; chính sách bảo hiểm thất nghiệp; kết nối, điều tiết hệ thống thông tin thị trường lao động và dự báo thị trường lao động phạm vi khu vực và nhiệm vụ được quy định tại Điều 5, Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. Trung tâm Dịch vụ việc làm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Sở lao động- Thương binh và xã hội.
2. Nhiệm vụ.
2.1. Hoạt động tư vấn, bao gồm:
- Tư vấn học nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng
- Tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
- Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm;
- Tư vấn về chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.

2.2. Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:

- Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động;
- Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2.3. Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
2.4. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
2.5. Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
2.6. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.
2.7. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
2.8. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
2.9. Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Quyền hạn

- Ký kết hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
- Khai thác thông tin về lao động, việc làm và dạy nghề.
- Phát hành ấn phẩm và đăng tải bản tin về thông tin thị trường lao động theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về tình trạng việc làm của người lao động do Trung tâm giới thiệu hoặc cung ứng lao động.
- Thu phí theo quy định của pháp luật về phí.
- Tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật.
- Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

III. TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ VÀ NUÔI DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN TÂM THẦN

1. Vị trí, chức năng

- Trung tâm Điều trị và nuôi dưỡng phục hồi chức năng bệnh nhân tâm thần là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ; trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La; trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La, thực hiện chức năng: quản lý, điều trị và nuôi dưỡng phục hồi chức năng cho các đối tượng tâm thần cấp và mãn tính trên địa bàn tỉnh.

- Trung tâm Điều trị và nuôi dưỡng PHCN bệnh nhân tâm thần có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật;chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, tài chính và hoạt động chuyên môn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Xây dựng Đề án, chương trình, kế hoạch công tác,… dài hạn và hàng năm của Trung tâm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cấp có thẩm quyền  phê duyệt và tổ chức  triển khai thực hiện đề án; chương trình, kế hoạch, … đã được phê duyệt.

- Tiếp nhận các đối tượng tâm thần cấp và mãn tính trên địa bản tỉnh Sơn La vào quản lý, chăm sóc, điều trị và nuôi dưỡng phục hồi chức năng tập trung tại Trung tâm, theo 2 hình thức: Đối tượng thuộc diện chính sách hưởng 100% kinh phí Nhà nước; Đối tượng điều dưỡng theo hình thức tự nguyện do người giám hộ đóng góp 100% kinh phí.

- Tổ chức nuôi dưỡng đối tượng tâm thần theo đúng chế độ, tiêu chuẩn  nhà nước quy định và chỉ tiêu giường bệnh được UBND tỉnh giao. Tổ chức thực hiện đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

 - Thực hiện công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng theo đúng quy chế ngành y tế quy định về chế độ thường trực, giao ban, lập hồ sơ bệnh án, phác đồ điều trị, hội chẩn, kiểm thảo tử vong, tổng kết bệnh án,… Thực hiện chăm sóc toàn diện đối với các trường hợp diễn biến nặng, sa sút, tuổi cao, sức khỏe yếu không tự chăm sóc bản thân được. Tổ chức đưa đối tượng đi khám và chuyển tuyến trên đối với các trường hợp vượt quá thẩm quyền chuyên môn và trang thiết bị kỹ thuật y tế, tổ chức chăm sóc bệnh nhân những ngày điều trị ở tuyến trên.

- Thực hiện công tác quản lý dược theo đúng quy chế Bộ Y tế ban hành.

- Tổ chức quản lý đối tượng chặt chẽ 24/24 giờ, hướng dẫn các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác; Tổ chức hướng dẫn phục hồi chức năng cho đối tượng bằng các liệu pháp: tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu và lao động trị liệu, … nhằm nâng cao sức khoẻ và phục hồi trí nhớ cho đối tượng để tái hoà nhập cộng đồng và xã hội.

- Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh, thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải y tế theo quy định. Sử dụng hóa chất khử khuẩn, diệt côn trùng phòng, chống dịch bệnh theo từng mùa.

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp; các nguồn thu từ đối tượng điều dưỡng tự nguyện;  nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ;  quản lý tài sản của đơn vị có hiệu quả, theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, ban ngành có liên quan theo quy định; Lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện về công tác tổ chức cán bộ: Quản lý, sử dụng viên chức, người lao động; công tác Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyên, miến nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, … và giải quyết các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theo quy định của Pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức áp dụng các mô hình quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tổ chức bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại Trung tâm và địa phương nơi đơn vị đóng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao theo quy định của pháp luật.

IV. TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI

1. Vị trí, chức năng:

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn La là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng: Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng hướng nghiệp dạy nghề, phục hồi chức năng, cho đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn La có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

Giao Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ các quy định của pháp luật có liên quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn La đảm bảo việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của Trung tâm và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định đó.

V. TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG

(Đang cập nhật)./.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA
Địa chỉ: Tòa nhà 6T1, Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La - Phường Chiềng Cơi, TP Sơn La, tỉnh Sơn La
Giấy phép xuất bản số: 07/GP-TTĐT
Điện thoại: 02123.852.269    Fax: 02123.855.569
Email: sldtbxh@sonla.gov.vn
 Chung nhan Tin Nhiem Mang